Bằng lái máy xúc là gì? Các quy định về bằng lái máy xúc

Bằng lái máy xúc là gì? Các quy định về bằng lái máy xúc

Bằng lái máy xúc là gì? Các quy định của Pháp luật về bằng lái máy xúc như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Mục Lục

Bằng lái máy xúc là gì? 

Bằng lái máy xúc còn được gọi là chứng chỉ vận hành máy xúc. Theo quy định của Tổng cục dạy nghề thì có 03 hình thức đào tạo dạy nghề đó là: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề.

  • Chứng chỉ vận hành máy xúc (hay còn gọi là chứng chỉ vận hành máy thi công nền) – có giá trị tương đương với hệ sơ cấp nghề.
  • Hệ trung cấp – cấp bằng trung cấp vận hành máy thi công nền.
  • Hệ Cao đẳng – cấp bằng cử nhân thực hành máy thi công nền.

Tất cả những đơn vị được nhà nước cấp phép đào tạo, cấp chứng chỉ máy xúc đều phải sử dụng phôi, mẫu theo quy định chung.

Bang-lai-may-xuc-la-giay-to-phap-ly-quan-trong-doi-voi-nhan-vien-may-xuc
Bằng lái máy xúc là giấy tờ pháp lý quan trọng đối với nhân viên máy xúc

Xem thêm: Bằng lái C chạy được xe gì?

Có rất nhiều người nhầm tưởng bằng lái máy xúc giống như bằng lái ô tô, bằng lái xe máy. Vận hành máy xúc thuộc lĩnh vực đào tạo dạy nghề do Bộ Giáo Dục quản lý. Còn sử dụng ô tô hay xe máy do Bộ Giao Thông Vận Tải quản lý. Bởi vậy bằng lái máy xúc khác hoàn toàn so với bằng lái ô tô và xe máy.

Vai trò của chứng chỉ, bằng lái máy xúc (vận hành máy thi công nền)

Chứng chỉ, bằng vận hành máy thi công nền là giấy tờ pháp lý quan trọng đối với người lái máy công trình. Đây là giấy tờ chứng minh người lao động đã thi lấy chứng chỉ, bằng tại đơn vị được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép đào tạo, tổ chức thi và cấp chứng chỉ lái máy.

Hiện nay luật pháp yêu cầu người lao động phải có chứng chỉ vận hành máy thi công nền mới được làm việc với máy xúc.

Vì chứng chỉ có giá trị pháp lý trên toàn quốc và có hiệu lực vĩnh viễn nên bạn có thể dễ dàng xin việc ở khắp mọi nơi. Bên cạnh đó còn giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp và tham gia các dự án công trình lớn. Đặc biệt, khi học lấy chứng chỉ vận hành máy thi công nền, ngoài việc được đào tạo máy xúc, bạn còn được đào tạo về nhiều máy công trình khác như máy lu rung, máy ủi,…

Quy định về chứng chỉ lái máy xúc với người lao động và doanh nghiệp

Với Người lao động

  • Trong bộ hồ sơ xin việc của nhân viên máy xúc bắt buộc phải có chứng chỉ lái máy xúc. Đây là điều kiện bắt buộc để người lao động được nhận vào làm.
  • Người lao động phải học và thi lấy chứng chỉ tại các đơn vị được Nhà nước cấp phép đào tạo, tổ chức thi và cấp chứng chỉ. Tránh mua chứng chỉ giả tràn lan, trôi nổi trên mạng.

Với Doanh nghiệp

Ca-nguoi-lao-dong-va-chu-doanh-nghiep-phai-nam-ro-va-nghiem-chinh-chap-hanh-dung-quy-dinh-ve-chung-chi-lai-may-xuc
Cả người lao động và chủ doanh nghiệp phải nắm rõ và nghiêm chỉnh chấp hành đúng quy định về chứng chỉ lái máy xúc

Xem thêm: Quy định của pháp luật về bằng lái tàu thủy bạn nên biết

  • Mỗi doanh nghiệp khi tuyển nhân viên máy xúc phải sát sao trong việc kiểm tra chứng chỉ máy xúc.
  • Chủ doanh nghiệp không nên lách luật ký hợp đồng lâu dài với nhân viên máy xúc không có chứng chỉ lái máy xúc.
  • Nếu nhân viên trong công ty vẫn chưa có chứng chỉ thì chủ doanh nghiệp phải phối hợp với các trường dạy nghề tổ chức các khóa học cấp chứng chỉ máy xúc ngay cho nhân viên.

Tại Khoản 2 điều 11 Thông tư số 02/2012/TT-BLĐTBXH

“Thợ lái máy xúc, máy gạt phải có đủ các tiêu chuẩn sau”:

2.1. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để điều khiển máy do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;

2.2. Đã được đào tạo và có chứng chỉ sử dụng về các loại máy này do các tổ chức đào tạo có thẩm quyền cấp;

2.3. Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn”.

Như vậy bài viết vừa chia sẻ đến bạn những thông tin về bằng lái máy xúc. Hy vọng đã mang lại kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn luôn thành công.

Rate this post
Share