Bằng C Lái Xe Gì? Điều Kiện Để Học Và Thi Bằng Lái Xe Hạng C?

Bằng C Lái Xe Gì? Điều Kiện Để Học Và Thi Bằng Lái Xe Hạng C?

Bằng C lái xe gì? Giấy phép lái xe hạng C hay còn gọi là bằng lái xe hạng C là một loại bằng được các tài xế lựa chọn theo học khi có nhu cầu điều khiển các loại xe tải hạng nặng. Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu cụ thể nhé!

Mục Lục

Bằng C lái xe gì?

bang-c-lai-xe-gi
Bằng C lái xe gì?

Khi sở hữu giấy phép lái xe hạng C, người tài xế vừa có thể điều khiển xe có trọng tải lớn, vừa có thể điều khiển các phương tiện chở người thông thường.

Căn cứ theo quy định tại khoảng 8 điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:

“Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe

Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a)Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên;

b)Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên.

c)Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.”

Theo đó, bằng C chạy được các loại xe như sau:

-Chạy được ô tô chở người đến 9 chỗ (tính cả chỗ người người lái), bao gồm cả số sàn và số tự động như hàng loạt dòng xe 2 chỗ, 4 chỗ, 7 chỗ, xe 9 chỗ.

-Chạy được ô tô tải có trọng tải trên 3.5T (cả ô tô tải chuyên dùng), tính khối lượng hàng hóa tối đa được thiết kế có thể chở được theo thông số kĩ thuật của thùng, thành, độ cứng của sàn cũng như khả năng chịu tải của động cơ. Không liên quan trọng lượng của xe.

-Được điều khiển máy kéo kéo một thùng trên 3500kg.

-Được phép tham gia vận tải kinh doanh và không kinh doanh.

Đọc thêm: Bằng lái xe A3

Thời hạn sử dụng bằng lái xe hạng C

Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thời hạn sử dụng bằng lái xe như sau:

“Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.”

Như vậy, các tài xế sử dụng bằng lái xe hạng C trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. Thời hạn này sẽ được in trực tiếp trên bằng lái xe để dễ dàng nhận biết.

Đến khi lái xe hạng c hết hạn, có nhu cầu sử dụng tiếp, tài xế phải làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe.

-Giấy phép lái xe hết hạn dưới 03 tháng: Được cấp lại bằng lái xe mà không cần thi sát hạch.

-Giấy phép lái xe hết hạn từ 03 tháng – dưới 01 năm: Phải sát hạch lại lý thuyết, đạt lý thuyết mới được cấp lại giấy phép lái xe hạng C.

-Giấy phép lái xe quá hạn từ 01 năm trở lên: Phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành, khi đạt cả lý thuyết và thực hành thì được cấp lại giấy phép lái xe hạng C.

Đào tạo lái xe hạng C có tổng cộng là 920 giờ, trong đó lý thuyết 168 giờ và thực hành lái xe 752 giờ.

Giấy phép lái xe hạng C có thể nâng lên hạng nào?

bang-c-lai-xe-gi
Giấy phép lái xe hạng C có thể nâng lên hạng nào?

Theo khoản 3 điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe hạng C có thể nâng lên các hạng sau:

-Hạng C lên hạng D, C lên FC: Nếu có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000km lái xe an toàn trở lên.

-Hạng C lên E: Nếu có thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

Khi nâng hạng từ C lên các hạng khác, tài xế phải tham gia học nâng hạng trong thời gian:

-Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48 giờ, thực hành: 144 giờ)

-Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56 giờ, thực hành: 280 giờ)

-Hạng C lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48 giờ, thực hành: 224 giờ)

Xem thêm: Bằng b lái xe gì?

Điều kiện để học và thi bằng lái xe hạng C

Để có thể học và nhận bằng lái xe hạng C, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

-Phải đủ 21 tuổi trở lên (tính đến ngày dự thi sát hạch).

-Phải có bằng tốt nghiệp THCS trở lên.

-Có giấy khám sức khỏe được cấp trong vòng 3 tháng gần nhất do trung tâm y tế hoặc bệnh viện quận, huyện, thành phố xác nhận có dấu giáp lai cùng với ảnh thẻ và xác nhận của bác sỹ chuyên khoa.

-Phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh nguy hiểm, cơ thể bình thường.

Các trường hợp không được tham gia học và thi GPLX hạng C gồm:

-Mắc các bệnh về mắt: cận thị, viễn thị quá 7 độ, loại thị quá 4 độ, quáng gà hay bị loạn sắc.

-Mắc các bệnh về tai: nghe không rõ, không xác định được phương hướng âm thanh trong khoảng 50m.

-Cơ thể bị dị tật (thừa hoặc thiết các phần của các chi; thừa hoặc thiếu ngón tay, ngón chân, bị teo cơ)

-Có tiền sử động kinh, bệnh truyền nhiễm.

Trên đây là tổng hợp về bằng C lái xe gì, và các kiến thức để bạn hiểu rõ hơn về lái xe hạng C. Hy vọng hữu ích để từ đó, bạn cân nhắc và lựa chọn được hạng bằng lái xe phù hợp với nhu cầu.

Rate this post
Share