Có nên học ngành hộ sinh không? Học Cao đẳng Hộ sinh ra sẽ làm gì?

Có nên học ngành hộ sinh không? Học Cao đẳng Hộ sinh ra sẽ làm gì?

Hộ sinh là một trong những lĩnh vực trụ cột của ngành Y tế tại mỗi quốc gia. Vậy, có nên học ngành hộ sinh không? Học ngành Hộ sinh ra sẽ làm gì sau khi ra trường,… Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vướng mắc về vấn đề này. 

Mục Lục

1. Học Hộ sinh sẽ làm gì sau khi ra trường?

Nhiều người cho rằng, công việc chính của ngành Hộ sinh đó chính là đỡ đẻ. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Các cử nhân ngành Hộ sinh sau khi ra trường không chỉ làm nghề đỡ đẻ mà còn có thể làm các công việc khác liên quan tới hỗ trợ và tư vấn sức khỏe cho mẹ và bé,… 

Khi mà thời đại xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầu sinh nở của con người ngày càng tăng cao. Việc quan trọng cần làm của các nữ hộ sinh đó chính là hướng dẫn, tư vấn các sản phụ có những kiến thức chất lượng nhất để có thể tự chăm sóc bản thân lẫn trẻ sơ sinh. 

Thông thường, các nữ Hộ sinh được phép dung các thủ thuật sản khoa như đặt dụng cụ tránh thai, khám kiểm tra viêm nhiễm phụ khoa, iều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ, cách phòng ngừa các bệnh phụ khoa trong quá trình mang thai,… 

Sau khi tốt nghiệp, các nữ Hộ sinh có thể làm việc tại các bệnh viện, các cơ sở Y tế từ địa phương tới Trung ương hay các cơ sở chăm sóc kinh tế của cộng đồng. 

Có nên học ngành hộ sinh không? Học Cao đẳng Hộ sinh ra sẽ làm gì?Có nên học ngành hộ sinh không? Học Cao đẳng Hộ sinh ra sẽ làm gì?

Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của các nữ Hộ sinh đó là phải chăm sóc sức khỏe cho các sản phụ, chăm sóc theo dõi và xử lý những vướng mắc trong vấn đề mang thai của bà bầu. Các Hộ sinh cần hướng dẫn tường tận cách chăm sóc, cho con bú đối và cần dõi theo tình trạng sức khỏe của mẹ và bé sau khi sinh. 

Ngoài ra, một nữ Hộ sinh cũng cần biết cách sử dụng thuốc, bảo quản, vận hành các thiết bị máy móc,… theo yêu cầu của trưởng khoa. Sau khi “đỡ đẻ”, một nữ Hộ sinh cần biết cách vệ sinh, khử trùng,… phòng đỡ đẻ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. 

Bên cạnh đó, một nữ hộ sinh cần liên tục dõi theo sản phụ và thai nhi, ghi chép và báo cáo đầy đủ cho các bác sĩ. Hướng dẫn các học viên tham gia thực tập, công các theo sự chỉ đạo của trưởng khoa. Ở thời điểm hiện tại, các thí sinh có nên học ngành hộ sinh không? 

2. Vậy, có nên học ngành hộ sinh không?

Có nên học ngành hộ sinh không? Đây là câu hỏi hiện đang khiến nhiều người thắc mắc. Dưới đây là những lý do chỉ ra để các bạn có thể có thể trở thành một cử nhân Hộ sinh thực thụ. 

Cơ hội việc làm cao

Như các bạn đã biết, khi mà xã hội phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe, chăm sóc đời sống con người ngày càng được nâng cao. Và lĩnh vực sinh sản cũng thế, phụ nữ mang thai trước và sau khi sinh đều cần được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Ở thời điểm hiện tại, nhu cầu để sử dụng các Hộ sinh là vô cùng lớn tuy nhiên nguồn nhân lực hiện tại vẫn chưa đủ và đang thiếu hụt trầm trọng. Chính vì vậy, ngành Hộ sinh trở thành một trong những ngành nghề hót nhất, được khá nhiều bạn trẻ theo đuổi ở thời điểm hiện tại. 

Hộ sinh là nghề cao quý

Có nên học ngành hộ sinh không?Có nên học ngành hộ sinh không?

Học ngành Hộ sinh tức là bạn đang học một trong những nghề cao quý nhất trong xã hội. Ngoài ra, Hộ sinh chính là người chăm sóc, bảo vệ tính mạng của các trẻ em, những người là chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Chính vì vậy, ngành nghề này càng trở nên được trân trọng hơn bao giờ hết. Vậy, có nên học ngành hộ sinh không? Tất nhiên, nếu đam mê thì bạn hoàn toàn có thể thử sức ở lĩnh vực này. 

Thời gian đào tạo ngắn

Nếu học một trường đại học thông thường, các bạn có thể mất đến 4 – 5 năm mới có thể hoàn thành khóa học. Tuy nhiên nếu lựa chọn ngành Cao đẳng hộ sinh, chỉ cần 3 năm học, bạn sẽ sở những những kỹ năng, những phẩm chất cần thiết để có thể làm việc trong mọi cơ sở y tế. Từ đó, các bạn sẽ rút ngắn khá nhiều thời gian cũng như kinh phí để học tập. 

3. Những phẩm chất đáng quý cần có ở một nữ Hộ sinh

Để trở thành một trong những nữ Hộ sinh chuyên nghiệp, các học viên cần sở hữu các tố chất, các phẩm chất như có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng chăm sóc và quan tâm sức khỏe của mẹ và bé một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn cần biết cách phối hợp với các đồng nghiệp trong thời gian chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh. Các nữ hộ sinh cũng cần biết cách đánh giá, lập kế hoạch và báo ngay cho Y bác sĩ nếu có vấn đề cần giải quyết. 

Thái độ trong công việc

Hộ sinh cũng như các ngành nghề khác, thái độ đóng vai trò rất quan trọng trong công việc. Khi làm việc, các nữ Hộ sinh cần biết cách phối hợp với các đồng đội, có thái độ cầu tiến mới có thể hoàn thành xuất sắc công việc được giao phó. Các nữ Hộ sinh cần có thái độ ân cần, quan tâm chăm sóc tỉ mỉ đối với trẻ sơ sinh và các bà mẹ. 

Các kiến thức chuyên môn cần có đối với một nữ hộ sinh

Việc được rèn luyện, trau dồi các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành của một nữ hộ sinh là điều không bao giờ thừa. Rõ ràng, các nữ hộ sinh sẽ trở nên tự tin hơn để hoàn thành các nhiệm vụ được giao khi nắm vững chuyên môn. Điều cấm kị lớn nhất đối với một nữ Hộ sinh đó chính là cẩu thả, làm việc không hết mình. Bởi đây là ngành nghề có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mọi người nên các Hộ sinh cần cẩn thận, chỉn chu. 

Để theo đuổi ngành Hộ sinh, các thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào các trường Cao đẳng, Đại học hàng đầu trên cả nước. Các bạn cũng có thể chọn học trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội nếu đam mê các ngành hộ sinh,  điều dưỡng hay Y học cổ truyền. 

Trên đây là bài viết của tác giả nhằm giải đáp thắc mắc của quý độc giả về các vấn đề như có nên học ngành hộ sinh không, học Cao đẳng Hộ sinh ra sẽ làm gì hay những tố chất cần có của một nữ Hộ sinh,… Những thông tin trên là góc nhìn đa chiều giúp các bạn có thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Chúc các bạn may mắn và thành công trên con đường mà mình đã chọn. 

5/5 - (1 bình chọn)
Share