Nghề phi công được rất nhiều bạn trẻ hướng tới hiện nay bởi có thu nhập cực kỳ hấp dẫn. Tuy nhiên, để sở hữu bằng lái trực thăng thì là điều không hề dễ dàng. Bạn phải xác định tâm lý sẽ phải đầu tư khá nhiều thời gian và tiền bạc với trở thành phi công thực thụ. Trong chuyên mục dưới đây sẽ giúp anh em tìm hiểu kỹ hơn.
Mục Lục
1. Khái quát về nghề phi công tại Việt Nam
Phi công là công việc hay ngành nghề tại Việt Nam với nhiệm vụ chính là lái và điều khiển thiết bị bằng lực đẩy động cơ. Phi công là người chịu trách nhiệm trong khoang lái. Họ cần chuẩn bị những vấn đề liên quan đến hàng hóa, nhiên liệu.
Phi công phải nắm rõ được lịch trình bay do vậy phải trực tiếp lên kế hoạch bay với những vấn đề xảy ra trong suốt quá trình bay.
Có thể nói, phi công ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung cực kỳ thu hút giới trẻ bởi mang lại thu nhập lớn. Tuy nhiên, để đảm nhiệm công việc này thì bạn phải trải qua quá trình đào tạo, huấn luyện nghiêm ngặt, vô cùng khắt khe.
Các kỹ năng cần thiết của ngành này là thị lực, thể lực với kiến thức trong quá trình điều khiển động cơ. Theo đó, các bạn sẽ được kiểm tra một cách kỹ lưỡng. Sau đó, các bạn sẽ trải qua quá trình thi tuyển và hoàn thành bài kiểm tra về sức khỏe, trình độ ngoại ngữ, kiến thức chuyên ngành.
Cùng với đó, bạn sẽ học nhiều kiến thức đa dạng gồm học lái, bay thử cho đến khi vượt qua các bài kiểm tra kiến thức.
>>> Xem thêm: Quy định của pháp luật về bằng lái tàu thủy
2. Những chuẩn bị trước khi tham gia thi bằng lái trực thăng
Nghề phi công đòi hỏi những yêu cầu cao và phức tạp. Không chỉ trải qua khóa đào tạo nghiêm ngặt mà phải vượt qua các kỳ thi, bài kiểm tra kiến thức, kỹ năng và sức khỏe thì mới có đủ điều kiện lấy bằng lái máy bay.
Khóa học bằng lái trực thăng còn đào tạo cho người học về ngoại ngữ. Sau đó, bạn sẽ tham gia thi bằng ngoại ngữ và các buổi học lái máy bay hàng trăm giờ với mô hình bay thử, tham gia khóa huấn luyện đào tạo cơ bản.
Mỗi phi công sẽ có thời gian bay thử trong vòng 1 năm, trải qua 5 năm làm việc và tích lũy kinh nghiệm thì mới có thể trở thành lái chính.
Người học nghề phi công sẽ phải thực hiện công việc cụ thể trong mỗi chuyến bay từ đó đảm bảo chuyến bay an toàn. Các bạn sẽ phải chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cần thiết, kiểm tra số lượng hành khách trên máy bay, khối lượng trong khoang hàng hóa trong khoang hàng hóa, kiểm tra thiết bị nhiên liệu, thị lực …
3. Nghề phi công thi khối nào?
Để có bằng lái trực thăng thì điều đầu tiên mà các bạn trẻ cần chú ý đó là khối thi của nghề phi công.
Như các bạn đã biết, nghề phi công đòi hỏi yêu cầu khắt khe đầu vào. Do vậy bạn phải có kiến thức nền tảng để đáp ứng tiêu chí này. Theo đó, học nghề phi công thì các bạn phải đăng ký theo học ngành hàng không.
Với ngành này hiện đang xét tuyển với khối A00, A01, D01 và khối D90. Sau khi đào tạo kiến thức nền tảng thì bạn phải có khóa đào tạo thực hành và nhiều kỹ năng liên quan trong thời gian dài mới có thể sở hữu bằng lái trực thăng.
4. Muốn có bằng lái trực thăng thì học ở đâu?
Với nghề phi công lái máy bay chuyên dụng thì các bạn học viên sẽ phải trải qua khâu tuyển chọn vô cùng nghiêm ngặt và khắt khe. Không chỉ đòi hỏi về thể lực, thể hình mà còn yêu cầu về trình độ tiếng Anh.
Vượt qua vòng sơ tuyển thì học viên sẽ tham gia khóa huấn luyện phi công dự khóa, chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để tiếp thu tốt chương trình huấn luyện phi công cơ bản.
Sau khóa đào tạo phi công cơ bản, học viên sẽ tham gia quá trình huấn luyện chuyển loại để trở thành lái phụ trong vòng 1 năm. Đồng thời phải có thêm hàng nghìn giờ bay với 5 năm tích lũy kinh nghiệm mới trở thành lái chính. Bởi vậy, để trở thành phi công thực thụ thì cần thời gian đào tạo từ 7 đến 9 năm.
Trong quá trình đào tạo bằng lái trực thăng, phi công tương lai sẽ được rèn luyện kỹ, đồng thời phải luôn tuân thủ mọi quy tắc khắc nghiệt về trình độ và sức khỏe. Đến khi trở thành phi công chính thức thì mỗi năm các bạn trải qua 1-2 đợt kiểm tra sức khỏe với 6 kỳ thi chuyên môn mới có thể giữ được bằng lái.
Hiện nay ở Việt Nam, muốn sở hữu bằng lái trực thăng thì chỉ có nơi duy nhất đào tạo khoá học phi công tại Trường Phi công Bay Việt (TP.HCM, thuộc Vietnam Airlines). Mỗi năm, Trường Phi công Bay Việt tổ chức từ 4-5 khoá đào tạo phi công cơ bản, mỗi khóa gồm từ 25 đến 30 học viên.
>>> Tham khảo thêm: Bằng lái máy xúc là gì? Các quy định về bằng lái máy xúc
Tuy nhiên, địa chỉ này cũng mới chỉ đào tạo phần lý thuyết còn phần thực hành và cấp bằng lái thì Trường Phi công Bay Việt sẽ phải kết hợp với các trường đào tạo phi công ở nước ngoài ở châu Âu (như ở Mỹ, Úc, New Zealand).
Ngoài ra, còn một số địa chỉ đào tạo phi công, cấp bằng lái trực thăng là Tập đoàn Vingroup. Hiện nay, địa chỉ này đã hợp tác cùng CAE Oxford Aviation Academy (Canada) thành lập Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng Không (VinAviation School) và Trung tâm Huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre).
Từ năm 2019, VinAviation School tổ chức khóa đào tạo lứa phi công người Việt đầu tiên. Bên cạnh đó, Bamboo Airways cũng phối hợp với một số trường đào tạo phi công nước ngoài tại Anh và Úc để tuyển dụng và đào tạo phi công người Việt tại trường này.
Bài viết trên đây tổng hợp những thông tin cần thiết về những chuẩn bị được cấp bằng lái trực thăng như thế nào. Hi vọng bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt và vượt qua kỳ thi này. Chúc bạn thành công!