Ngành Công nghệ sinh học y dược và thông tin thí sinh cần nắm

Ngành Công nghệ sinh học y dược và thông tin thí sinh cần nắm

Là ngành học mới trong hệ thống đào tạo nhân lực, ngành Công nghệ sinh học y dược được nhiều bạn thí sinh quan tâm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu ngành học này, hãy tham khảo thông tin chia sẻ qua bài viết dưới đây.

Mục Lục

1. Công nghệ sinh học y dược là gì ?

Công nghệ sinh học y dược là một khái niệm mới, ra đời cùng với sự phát triển của y học hiện đại. Vậy Công nghệ y học là gì? Hiểu một cách đơn giản,, Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng các sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị khoa học kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học để phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời nhằm phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

Ngành Công nghệ sinh học y dược và thông tin thí sinh cần nắm
Công nghệ sinh học Y dược ra đời cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ

Cụ thể, các sản phẩm của ngành Công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong đời sống như: sản xuất thuốc, thức ăn; điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa; giải quyết các vấn đề môi trường;…

Vậy ngành Công nghệ sinh học y dược là gì? Đây là một trong những chuyên ngành của ngành Công nghệ sinh học. Công nghệ sinh học y dược là sự ứng dụng các kiến thức cơ bản và thành tựu của công nghệ sinh học vào nghiên cứu các vấn đề để phục vụ cho y học.

 Công nghệ sinh học y dược được xác định là ngành học của tương lai. Ngành học này đã và đang ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Chính vì thế, Công nghệ sinh học y dược được ưu tiên đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo theo hướng nghiên cứu mang tính ứng dụng cao.

2. Ngành Công nghệ sinh học y dược học những gì?

Ngành Công nghệ sinh học y dược được xem là chuyên ngành đặc trưng của Khoa Công nghệ sinh học. Chương trình đào tạo được thiết kế mới, qua quá trình chọn lọc môn học và định hướng chuyên về các lĩnh vực của y học trên nền tảng sinh học.

Nội dung chương trình tập trung nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩn và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, đây cũng là ngành học đang được chú trọng đào tạo. Chương trình học được kết hợp giữa lý thuyết với thực hành giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu các kiến thức. Thời lượng các môn học được phẩn bổ hợp lý với hơn 30% môn học là thực hành với các kỹ thuật sinh học như: cloning (tạo dòng) sản xuất protein tái tổ hợp, sinh học phân tử, nuôi cấy tế bào động vật, phân tích protein, sản xuất kháng thể chuẩn đoán, …

Bên cạnh đó, sinh viên có phần lớn thời gian thực hành tại các Viện và Bệnh viện mà nhà trường đã ký kết hợp tác chiến lược như Bệnh viện Nguyễn Trãi, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. Hồ Chí Minh, Viện Sinh học Nhiệt đới…

3. Học ngành Công nghệ sinh học y dược ra làm gì?

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên ngành Công nghệ sinh học Y dược được cấp bằng cử nhân và có cơ hội làm việc tại các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước, bệnh viện, viện nghiên cứu, trường học hoặc công ty tư nhân chuyên môn như: nghiên cứu viên tại các Viện trong Bộ Y tế, Viện Hàn lâm, Viện thú y…

Ngành Công nghệ sinh học y dược và thông tin thí sinh cần nắm
Ngành Công nghệ sinh học y dược được đánh giá cao với tiềm năng việc làm lớn

Sinh viên cũng có thể làm giảng viên trong trường Đại học và Cao đẳng; kỹ thuật viên tại các phòng xét nghiệm y khoa; nghiên cứu viên, chuyên viên, nhân viên kinh doanh trong các Công ty dược, Công ty sản xuất và thương mại sinh phẩm chẩn đoán và điều trị, Công ty sữa, Vệ sinh môi trường, Công ty thiết bị và hóa chất sinh học – y tế, …

4. Tìm hiểu thêm về Công nghệ sinh học y dược

Công nghệ sinh học được chia làm 3 giai đoạn chính trong sự phát triển:

Công nghệ sinh học truyền thống: chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời như chao, tương, nước mắm … theo phương pháp truyền thống

Công nghệ sinh học cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym …

Công nghệ sinh học hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường…

Một số ứng dụng của Công nghệ sinh học có thể kể đến như:

  • Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán bất thường phôi thai, bệnh di truyền, bệnh ung thư
  • Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong giám định Pháp y
  • Thụ tinh nhân tạo
  • Sản xuất thuốc đặc trị nhiễm vi rút
  • Ứng dụng tế bào gốc
  • Sản xuất cây dược liệu và thực phẩm chức năng

>>> Tham khảo thêm thông tin xét tuyển Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn 2019

Từ những thông tin trên, có thể thấy, Công nghệ sinh học y dược là ngành học có tiềm năng phát triển lớn, phù hợp với xu hướng phát triển của y học hiện đại.  Đây cũng là ngành học được đánh giá cao về cơ hội việc làm, đem đến nhiều thuận lợi cho sinh viên theo học.

Rate this post
Share