Góc hỏi đáp: Học bằng lái sà lan có dễ không?

Góc hỏi đáp: Học bằng lái sà lan có dễ không?

Phương thức vận tải đường thủy nắm vai trò quan trọng trong tổng thể hình thức vận tải trên toàn cầu, trong đó kể đến phương tiện sà lan. Do đó mà ngày càng có nhiều người băn khoăn về học bằng lái sà lan như thế nào? Học có dễ không? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Mục Lục

1. Sà lan là gì?

Sà lan là phương tiện giao thông đường thủy cực kỳ phổ biến. Chúng được gắn động cơ có công suất lớn, dùng để chở hàng hóa với số lượng và khối lượng lớn.

Học bằng lái sà lan rất cần thiết
Sà lan là phương tiện vận chuyển phổ biến đường thủy

Sà lan ngày càng được các chủ doanh nghiệp sử dụng rộng rãi trong vận tải đường thủy, đó là bởi chúng có diện tích chứa hàng lớn, công suất ổn định và rất linh hoạt khi vận chuyển.

>>> Tham khảo thêm: Bằng lái quốc tế là gì? Lưu ý khi sử dụng bằng lái quốc tế

2. Các loại sà lan phổ biến vận chuyển hàng hóa hiệu quả

Theo thống kê của các chuyên gia vận tải đường thủy, các loại sà lan phổ biến để vận chuyển hàng hóa bao gồm:

2.1. Sà lan tự hành:

Sà lan tự hành là phương tiện vận chuyển phổ biến và được dùng rộng rãi hiện nay. Chúng được gắn động cơ và hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ phương tiện nào khác để có thể di chuyển được.

Ở thời điểm hiện tại, các loại sà lan tự hành được gọi với khái niệm phong kẹp chì. Nếu không có giải pháp tối ưu trong việc vận chuyển hàng hóa các loại hàng sá, hàng cám…hay những đồ hàng hóa nhạy cảm với độ ẩm thì khả năng tự hành là thích hợp nhất để bạn ưu tiên lựa chọn.

2.2. Sà lan không tự hành:

Một trong các loại sà lan khác cũng được sử dụng khá phổ biến là bạn không thể bỏ qua là sà lan không tự hành. Chúng không thể tự di chuyển được mà phải kéo hoặc đẩy bằng một tàu kéo. So với sà lan tự hành thì phương tiện vận tải này có hạn chế lớn ở việc đó.

Chúng sẽ không được di chuyển linh hoạt và chủ động như loại trên. Dẫu vậy, sa lan không tự hành vẫn được sử dụng rất phổ biến. Bởi đây là giải pháp tối ưu với những ai có nhu cầu chở những vật liệu xây dựng gồm máy móc cồng kềnh.

2.3. Sà lan há miệng:

So với hai loại sà lan trên thì sà lan há miệng có ưu điểm vượt trội là có thể tự nâng hàng. Đây là điều thuận lợi nhất cho các cá nhân và chủ doanh nghiệp có thể tiết kiệm công nhân bốc xếp tối đa hoàn hảo nhất.

Từ đó các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí tối đa trong việc vận chuyển hàng hóa. Sà lan há miệng đang ngày càng được nhiều nơi ưu tiên lựa chọn.

2. Học bằng lái sà lan có dễ không?

Để có bằng lái sà lan thì họ trải qua quá trình dài và nhiều công đoạn. Từ việc lấy chứng chỉ, thi lên hạng 3. Sau khi có kinh nghiệm 1-2 năm mới thi lên hạng 2. Và cần 2 năm kinh nghiệm nữa mới thi lên hạng nhất.

Học bằng lái sà lan rất cần thiết1
Học bằng lái sà lan đảm bảo an toàn di chuyển trên đường thủy

Theo đó, tổng quá trình sở hữu bằng lái sà lan từ 3-5 năm khiến cho nhiều người rất ngại để thi lấy bằng lái đường thủy.

Trên thực tế đó thì đường thủy đã tạo điều kiện tối đa cho người học bằng lái sà lan. Bằng cách giảm bớt những yêu cầu phù hợp với thực tiễn mặt bằng trình độ học vấn với nghề sông nước này. Trước đây, yêu cầu học viên phải có bằng tốt nghiệp THPT nhưng hiện tại chỉ cần biết đọc, biết viết là có thể trở thành thuyền trưởng, máy trưởng từ hạng Tư đến hạng Nhì; giáo trình đào tạo thống nhất trên toàn quốc.

Trong những năm qua, Cục đường thủy nội địa Việt Nam kết hợp với một số địa phương mở thêm các lớp học bằng lái sà lan miễn phí cho người dân vùng khó khăn. Do vậy mà bất kỳ ai hiện nay cũng có thể học để biết thêm luật về đường thủy, nhằm đảo bảo an toàn khi di chuyển và vận hành.

>>> Xem thêm: Bằng lái quét mã QR để làm gì? Có những ứng dụng nào tiện nhất?

Thông tin 26 địa chỉ trên khắp cả nước đào tạo bằng lái đường thủy ( áp dụng với người có nhu cầu học bằng lái sà lan):

  • Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường thủy I
  • Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
  • Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
  • Trường Cao đẳng Giao thông Huế
  • Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương II
  • Trường Cao đẳng Giao thông vận tải đường thủy 2
  • Trường Cao đẳng Giao thông vận tải
  • Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Giao thông vận tải An Giang
  • Trung tâm dạy nghề đường thủy nội địa
  • Trung tâm dậy nghề  đường thủy Sông Hậu
  • Trường Cao đẳng nghề số 13
  • Công ty cổ phần dậy nghề đường thủy Bình Phát
  • Trường Cao đẳng nghề số 20
  • Trường Cao đẳng giao thông Quảng Ninh Phường Hà Khẩu,thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Trường Trung cấp Đại Lâm Quốc lộ 10, phường Lộc Hạ, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
  • Trung tâm dạy nghề số 1 Đường Cổ Bi, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
  • Trường cao đẳng Hàng hải II
  •  Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương VI
  • Trường Cao đẳng Tây Đô
  • Chi nhánh dạy nghề -Công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải và dịch vụ Hà Nam
  • Trung tâm dậy nghề  đường thủy Sông Hậu
  • Trung tâm dịch vụ việc làm- Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Cà Mau
  • Trung tâm dậy nghề đường thủy Mê Kông Số 01C Quốc lộ 1-khu phố Thanh Trường Cao đẳng Việt – Hàn Quảng Ninh
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn đào tạo nghề Nha Trang

Bài viết trên đây giải đáp thông tin về việc học bằng lái sà lan phổ biến hiện nay nhằm tối ưu hóa trong vận tải thủy. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!

5/5 - (2 bình chọn)
Share