Pháp luật Việt Nam có những quy định nghiêm ngặt về việc bằng lái tàu thủy. Vậy Quy định đó như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Quy định của pháp luật về bằng lái tàu thủy
Bằng lái tàu thủy hay còn gọi là Chứng chỉ chuyên môn. Pháp luật giải thích định nghĩa chứng chỉ chuyên môn tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 40/2019/BGTVT như sau:
Chứng chỉ chuyên môn (sau đây viết tắt là CCCM) là chứng chỉ chứng nhận cho thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa đủ khả năng làm việc, xử lý các vấn đề an toàn trên phương tiện thủy nội địa hoặc điều khiển phương tiện thủy nội địa gồm: chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ, chứng chỉ chuyên môn đặc biệt.
Xem thêm: Quy định việc đổi bằng lái Đài Loan sang Việt Nam
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được phân thành bốn hạng: hạng nhất (T1), hạng nhì (T2), hạng ba (T3), hạng tư (T4).
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được phân thành ba hạng: hạng nhất (M1), hạng nhì (M2), hạng ba (M3).
Chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản (ATCB).
Chứng chỉ nghiệp vụ, bao gồm:
Chứng chỉ thủy thủ (TT);
Chứng chỉ thợ máy (TM);
Chứng chỉ lái phương tiện (LPT).
Chứng chỉ chuyên môn đặc biệt, bao gồm:
Chứng chỉ điều khiển phương tiện cao tốc (ĐKCT);
Chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển (ĐKVB);
Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển (ATVB);
Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở xăng dầu (ATXD);
Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chờ hóa chất (ATHC);
Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng (ATKHL).
Mẫu giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn và mã vùng của GCNKNCM, CCCM tại các địa phương theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Hướng dẫn cấp đổi Bằng lái tàu thủy khi hết hạn
Bằng lái tàu của thuyền trưởng, máy trưởng phương tiện thủy nội địa khi hết hạn sử dụng, phải làm thủ tục đề nghị cấp đổi lại.
Xem thêm: bằng lái giả bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa (sửa đổi, bổ sung năm 2014, có hiệu lực từ 1/1/2015), giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (gọi tắt là bằng) thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa được phân thành các hạng: nhất, nhì, ba và tư; Bằng máy trưởng có các hạng: nhất, nhì và ba.
Bằng thuyền trưởng, máy trưởng chỉ có thời hạn sử dụng 5 năm. Thời hạn sử dụng được ghi trên bằng, khi hết hạn, người có bằng phải đề nghị xin cấp lại để tiếp tục sử dụng tiếp.
Bắt đầu từ năm 2020 có nhiều bằng thuyền trưởng, máy trưởng hết hạn sử dụng, phải làm thủ tục đề nghị cấp đổi lại. Cục Đường thủy nội địa VN là nơi cấp lại bằng thuyền trưởng, máy trưởng từ hạng nhì trở lên trong phạm vi toàn quốc. Bằng thuyền trưởng hạng tư trở lên đối với cơ sở đào tạo trực thuộc Cục Đường thủy nội địa. Bằng thuyền trưởng hạng ba, tư và bằng máy trưởng hạng ba sẽ do Sở GTVT địa phương cấp lại.
“Cơ quan nào có thẩm quyền cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng (ghi trên bằng) thì có thẩm quyền cấp lại bằng hết hạn. Đối với hạng bằng thuộc quyền cấp lại của sở GTVT, người có bằng được lựa chọn bất kỳ sở GTVT nào để làm thủ tục xin cấp đổi bằng đã hết hạn.
Sở GTVT nơi nhận được hồ sơ xin cấp lại bằng sẽ trao đổi, xác minh hồ sơ với sở GTVT liên quan khi làm thủ tục cấp lại. Sở GTVT nơi nhận hồ sơ sẽ giải quyết việc cấp lại bằng thuyền trưởng, máy trưởng”