Bằng lái quốc tế là gì? Lưu ý khi sử dụng bằng lái quốc tế

Bằng lái quốc tế là gì? Lưu ý khi sử dụng bằng lái quốc tế

Bằng lái quốc tế là gì? Cách đổi bằng lái xe Việt Nam sang Quốc tế như thế nào? Những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Đồng thời chia sẻ cho lái xe những lưu ý khi dùng bằng lái quốc tế an toàn. Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài này.

Mục Lục

1. Bằng lái quốc tế là gì?

Bằng lái xe quốc tế còn được gọi là giấy phép lái xe quốc tế đều được chuyển từ bằng lái gốc mà người sở hữu được cấp ở quốc gia họ sinh sống sau khi trải qua kỳ thi sát hạch theo quy định.

Bằng lái quốc tế là gì?
IAA là một loại bằng lái quốc tế phổ biến

Sở hữu bằng lái quốc tế thì bạn có thể sử dụng phương tiện di chuyển để tham gia giao thông với loại xe tương ứng tùy vào từng hạng hay các vùng lãnh thổ, quốc gia nhất định.

Với người thường xuyên đi công tác, du lịch hay thăm thân tại nước ngoài thì việc sở hữu giấy phép lái xe quốc tế rất cần thiết. Từ đó đảm bảo người lái xe tham gia giao thông đúng quy định của các nước.

>>> Xem thêm: Bằng lái C chạy được xe gì? Điều kiện để học và thi bằng C?

Hiện nay, có 2 loại bằng lái xe quốc tế gồm: Bằng IDP và bằng IAA

1.1. Bằng lái xe IDP – International Driving Permit 

Bằng lái xe IDP được cấp bởi sở GTVT tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam cấp. Chúng có hiệu lực trên 86 quốc gia tham gia công ước quốc tế Vienna 1968.

Để đổi sang bằng lái quốc tế IDP thì bạn hãy liên hệ đến các sở GTVT tại các tỉnh, thành phố nơi đang sinh sống. Hoặc có thể thực hiện đổi bằng lái xe IDP online qua hệ thống thông tin của Tổng Cục.

1.2. Bằng lái xe IAA – International Automobile Association 

Với bằng quốc tế IAA được cấp bởi hiệp hội ô tô quốc tế cấp tại Hoa Kỳ và chuyển trực tiếp qua dịch vụ chuyển phát nhanh bằng đường hàng không về Việt Nam. Thời gian đổi bằng từ 4 đến 15 ngày, việc chuyển đổi cũng khá đơn giản, bạn hãy liên hệ trực tiếp trên website của hiệp hội ô tô quốc tế Hoa Kỳ: idl-iaa.com

Lưu ý: lệ phí chuyển đổi bằng IAA phụ thuộc vào thời hạn đổi.

Khi đổi bằng lái xe cho người nước ngoài sử dụng tham gia giao thông Việt Nam áp dụng với visa dưới 3 tháng. Trường hợp visa dài hạn hoặc tạm trú thì người dùng có thể đổi từ bằng lái xe quốc tế sang bằng lái xe Việt Nam.

2. Điều kiện đổi bằng lái xe Việt Nam sang bằng lái quốc tế

Thủ tục chuyển đổi giấy phép lái xe Việt Nam sang bằng lái quốc tế thì bạn chú ý chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ dưới đây:

  • Ảnh thẻ 3×4
  • Giấy khám sức khỏe
  • Chữ ký chủ bằng lái xe
  • Giấy phép lái xe Việt Nam còn thời hạn sử dụng.
  • Hộ chiếu hoặc chứng minh thư nhân dân còn hiệu lực tại quốc gia cư trú
  • Tài khoản ngân hàng để thanh toán trực tuyến

Khi có đầy đủ những giấy tờ trên thì bạn có thể tiến hành thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế theo các bước dưới đây:

Bước 1: Khai báo thông tin hồ sơ trực tuyến và đăng ký kết quả nhận chuyển phát khi có giấy phép lái xe.

Bước 2: Thanh toán lệ phí trực tuyến qua cổng thanh toán trực tuyến.

Bước 3: Theo dõi tình trạng hồ sơ và nhận kết quả thông báo xác nhận hồ sơ qua địa chỉ email đã đăng ký.

Bước 4: Với hồ sơ hợp lệ thì bằng lái xe sẽ gửi về địa chỉ đăng ký trước đó trong thời gian quy định.

>>> Xem thêm: Muốn có bằng lái trực thăng thì cần chuẩn bị những gì?

3. Lưu ý khi sử dụng giấy phép lái xe quốc tế

Việc sử dụng bằng lái quốc tế cần lưu ý những thông tin quan trọng bên dưới:

Sở hữu bằng lái quốc tế với điều kiện đơn giản
Sở hữu bằng lái quốc tế với điều kiện đơn giản
  • Với chủ sở hữu quốc tịch Việt Nam có bằng lái xe nội địa: Bằng lái quốc tế IDP và IAA đều không có hiệu lực khi tham gia giao thông tại Việt Nam ngoại trừ trường hợp có kèm với bằng lái nội địa Việt Nam.
  • Bằng lái xe quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam với trường hợp người lái có cả bằng lái nội địa với bằng lái xe quốc tế.

Ví dụ: Người Việt có cả 2 loại giấy phép lái xe Việt Nam và giấy phép quốc tế IDP nhưng khi tham gia giao thông chỉ mang theo bằng lái xe IDP quốc tế mà quên bằng lái Việt Nam. Trường hợp bị cảnh sát kiểm tra giấy tờ thì bạn đã vi phạm giao thông đường bộ bởi bằng lái xe IDP không có hiệu lực trong trường hợp này.

Với chủ sở hữu là người nước ngoài, không có quốc tịch Việt Nam mà có cả 2 loại bằng quốc tế IAA và IDP đều có hiệu lực nếu như họ sử dụng kèm bằng lái gốc được cấp bằng quốc gia họ.

Bài viết trên đây chia sẻ thông tin về bằng lái quốc tế mà bất kỳ ai cũng nên dành thời gian tìm hiểu bởi nó ngày càng phổ biến. Qua đó giúp bạn có chuyến khám phá tại các quốc gia an toàn và thuận lợi. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác. Chúc bạn thành công!

Rate this post
Share